Gợi ý 8 bánh trung thu ngọt thơm, hấp dẫn
7 Tháng Tám, 20247+ bài hát trung thu ý nghĩa và hay nhất mẹ có thể dạy cho bé
9 Tháng Tám, 2024Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 (15/8) hằng năm; là lúc trăng tròn, sáng và đẹp nhất trong năm. Đây là ngày tết dành cho trẻ nhỏ, còn được gọi là “Tết trông Trăng”, “Tết Đoàn Viên”. Trẻ em rất háo hức được đón tết Trung Thu vì được tham gia hoạt động vui chơi như là rước đèn ông sao, múa lân, đèn kéo quân, súng phun nước,…
Nguồn gốc
Nhiều người truyền tai nhau rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vào những giai thoại được kể thì người Việt ta và Trung Quốc đều có nguồn gốc về tết trung thu không giống nhau. Nếu như ở Việt Nam lại tô vẽ nên câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng thì tết Trung thu ở Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ
Như trong sử thi ghi chép lại thì trung thu bắt nguồn từ thời nhà Lý, nhằm tỏ lòng biết ơn thần Rồng đã đem mưa tới cho dân được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no vì thế nhà vua đã cho tổ chức tết trung thu tại kinh thành Thăng Long.
Ý nghĩa
Đi qua hàng ngàn năm, người Việt luôn cho là có sự mối liên kết giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn hay trăng khuyết; sự đoàn tụ, sum họp hay chia xa; niềm vui hay nỗi buồn;… Từ đó mà trăng tròn xem như biểu tượng của sự sum họp và Tết Trung thu được gọi là Tết đoàn viên.
Trong dịp tết này, theo như phong tục thì mọi gia đình đều mong muốn con cháu quây quần bên nhau làm mâm cỗ cúng gia tiên. Ba mẹ sẽ mua hoặc cùng làm đèn lồng, đèn ông sao treo ở trước nhà và đưa các con đi rước đèn. Ngay dịp tết Trung Thu này giúp con cháu ta hiểu được sự thương yêu, chăm sóc của ông bà, ba mẹ đối giành cho mình.
Tết Trung Thu là một phong tục có ý nghĩa đặt biệt. Đó là sự chăm sóc, báo hiếu, nhớ ơn của tình thân, sum vầy và thương yêu.
Ngày nào là Tết Đoàn Viên 2024? Diễn ra vào thứ mấy?
Bước qua tháng 8 Dương lịch, ngày Tết Trung thu cũng đến gần, vậy năm nay (năm 2024) Tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Ba ngày 17/9 dương lịch. Ngay sau Trung thu cũng là dịp cuối tuần, vô cùng lý tưởng khi bạn cùng gia đình tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hoặc sum họp bên nhau. Bạn nên sắp xếp và cân nhắc kế hoạch cùng gia đình mình, bạn bè thân thiết để cùng nhau đón một mùa Lễ hội đầy ý nghĩa từ bây giờ nhé!
Tết Trung thu có những phong tục gì?
Trung thu là một trong những ngày lễ có truyền thống lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Có rất nhiều phong tục mang ý nghĩa có trong dịp lễ này, không chỉ trẻ em mà ở mọi độ tuổi cũng vô cùng yêu thích. Cùng nhau tìm hiểu các hoạt động thú vị vào dịp Trung thu nhé!
Phong tục rước đèn Trung thu
“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”, lời hát ngân nga trong tuổi thơ của mỗi người dân Việt và trở thành một phần ký ức không thể thiếu. Tuổi thơ có ai mà không háo hức cầm những chiếc đèn lồng ông sao màu sắc, tung tăng khắp xóm làng và ca vang bài hát Tết Trung thu? Rước đèn Trung Thu là hình ảnh thân thuộc và là phong tục còn lưu giữ mãi đến hiện nay.
Múa Lân
Phong tục Múa Lân là không thể thiếu trong lễ Tết Trung thu ở Việt Nam. Múa lân thường diễn ra trước cửa nhà hoặc trên sân trường thu hút sự chú ý của mọi người và tạo không khí vui vẻ. Nét đẹp và sự kết hợp của đội lân mang lại niềm hy vọng về may mắn và thịnh vượng trong năm mới.
Mâm Cỗ Trung Thu
Phong tục làm mâm cỗ Trung Thu là một nét đẹp thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với tổ tiên, đồng thời có được không gian ấm cúng cho dịp lễ này. Mâm cỗ Trung thu thường có những món ngon đa dạng bánh Trung Thu, trái cây, hạt sen, bánh kẹo và các món truyền thống khác được bày trí theo ngũ hành.
Khi ánh trăng sáng nhất xuất hiện là lúc mà cả nhà quây quần bên cỗ Trung thu. Tất cả thành viên sẽ ngồi lại với nhau thưởng thức những món ngon trên bàn cỗ đầy màu sắc. Phong tục phá cỗ mang đến không gian gần gũi, thân mật, kết nối tinh thần mọi nhà. Đây là khoảnh khắc đáng nhớ, khép lại một ngày cái tết Trung Thu tràn đầy hạnh phúc và ý nghĩa.
Làm bánh Trung Thu
Hương vị ngày Tết Trung thu được gửi gắm vào những chiếc bánh Trung Thu. Cách làm bánh Trung Thu có các bước khá đơn giản. Bánh được tạo hình bằng các khuôn đặc biệt để tạo nên kiểu đẹp mắt như tròn, vuông với hai loại bánh dẻo và bánh nướng. Bánh Trung thu không đơn giản là món ăn ngon mà còn mang ý nghĩa gửi gắm sự sum vầy, đoàn kết và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nên có hoạt động gì vào ngày tết Trung thu
Tặng quà Trung thu cho trẻ em
Trung thu là dịp lễ cho trẻ em nên được rất nhiều bạn nhỏ cực ký yêu thích. Các bé mong chờ Trung thu đến không chỉ bởi vì không khí vui tươi, náo nhiệt mà còn mong đợi những món quà Trung thu. Bạn có thể tặng các món đồ chơi như lồng đèn ông sao, bánh Trung thu cho trẻ em hoặc một số món quà khác mang sắc màu lễ hội như trống lắc tay, mặt nạ,… Những món quà Trung thu dành cho sẽ lưu lại trong ký ức đẹp về dịp Trung thu cho các bạn nhỏ.
Quây quần bên mâm cơm gia đình
Đây quả là một cảnh tượng đẹp và ấm áp! Ngày Tết Trung Thu là dịp quan trọng để các gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống và chia sẻ niềm vui. Đây là một truyền thống đẹp của văn hóa Việt Nam, thể hiện sự gắn kết, tình thân ái và ấm áp của gia đình.
Ăn bánh Trung Thu, ngắm trăng Rằm tháng 8 tròn và sáng nhất
Trong buổi tối Trung thu ấm áp, mọi người đoàn tụ bên nhau để ngồi cùng uống trà và thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Đây là thời khắc để các thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên mâm cỗ, trò chuyện và gắn kết nhau hơn. Ăn bánh Trung Thu và ngắm trăng Rằm tháng 8 là một nét văn hóa đẹp của người Việt, đã được lưu truyền nhiều thế hệ.
Biếu, tặng bánh Trung cho đối tác
Biếu, tặng bánh Trung Thu cho đối tác là cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và muốn duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp. Điều này góp phần xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài. Việc biếu bánh Trung Thu với sự chu đáo, trang trọng sẽ để lại ấn tượng tốt về bạn và doanh nghiệp của bạn trong mắt đối tác. Chọn bánh Trung Thu chất lượng và thương hiệu uy tín, một số thương hiệu nổi tiếng:
- Kinh Đô
- GIVRAL
- BRODARD
- Tai Thong
- Đại Phát
- SAVOURE
Tham gia các lễ hội
Trung thu là dịp có rất nhiều lễ hội để bạn cùng người thân tham gia. Một số lễ hội đặc sắc ở các địa phương có thể kể đến như diễu hành nghệ thuật và văn hóa lễ hội đèn lồng, múa lân sư rồng, lễ hội đèn lồng, còn có những các cuộc thi đọc thơ, kể chuyện,… Các lễ hội này không những đem lại niềm vui cho mọi người mà còn giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong xã hội hiện nay.
TỔNG KẾT
Trung thu là dịp lễ lớn trong văn hóa người Việt. Không chỉ đơn thuần là ngày lễ vui chơi cho mọi người còn là cơ hội để cả gia đình sum vầy bên mâm cơm gia đình